OEM là một thuật ngữ không quá xa lạ với những người làm về thời trang hay may mặc, trong thời trang, thuật ngữ này xuất hiện nhiều trên các shop bán hàng online, trên các trang thương mại điện tử,… Vậy OEM là gì, OEM viết tắt của những từ nào và nó mang nghĩa gì?
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tripleR tìm hiểu xem “OEM là gì” và những thương hiệu thời trang OEM là gì nhé.
OEM là gì?
OEM trong tiếng Anh là từ viết tắt của cụm từ “Original Equipment Manufacturer“, dịch qua tiếng Việt có nghĩa là “nhà sản xuất thương hiệu gốc“, “nhà sản xuất thiết bị gốc” hay “nhà sản xuất phụ tùng gốc“, ở đây có nghĩa là một sản phẩm nào đó được doanh nghiệp/thương hiệu/cá nhân đăt yêu cầu hàng tới công ty gia công, công ty gia công này sẽ thực hiện sản xuất ra sản phẩm với mẫu mã, hình dạng như yêu cầu trong đơn đặt hàng của những đối tác của họ.
Cùng tìm hiểu xem thương hiệu thương hiệu OEM là gì?
Thuật ngữ OEM (Original Equipment Manufacturer) được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như đồ công nghệ, phần mềm, thời trang, phụ kiện, hàng điện tử, nội thất, thiết bị công nghiệp,…
Ví dụ về hàng OEM là Apple và Foxconn, Foxconn sẽ là bên sản xuất sản phẩm cho thương hiệu Apple, vì thế Foxconn chính là công ty OEM. Còn các sản phẩm mang thương hiệu Apple như i[hone, ipad, macbook,… đều có thể gọi là thương hiệu OEM.
Thương hiệu OEM là gì? Thương hiệu thời trang OEM là gì?
Hàng OEM được sản xuất bởi một công ty sản xuất, nhưng khi đưa ra thị trường lại dưới một thương hiệu của công ty đã đặt hàng làm ra sản phẩm đó. Chính vì thế có thể định nghĩa “thương hiệu OEM” là thương hiệu được đặt hàng gia công, chứ không phải tự sản xuất như thương hiệu local (Local brand).
Thương hiệu OEM là gì? Thương hiệu thời trang OEM là gì?
Thương hiệu thời trang OEM là những thương hiệu về quần áo, phụ kiện thời trang không tự sản xuất ra sản phẩm của mình, thay vào đó họ liên hệ đặt hàng một bên thứ 3 chuyên gia công, sản xuất để thực hiện các công việc gia công chế tạo ra các bộ đồ quần áo, phụ kiện với những tiêu chuẩn thiết kế, mẫu mã, màu sắc, hình dạng,… như những yêu cầu mà chủ thương hiệu OEM đặt ra.
Có thể bạn quan tâm:
>> Authentic là gì? Hàng authentic có gì đặc biệt
>> Global brand là gì? Có các Global brand nào hiện có ở Việt Nam
Những ưu nhược điểm của các thương hiệu OEM
Vậy chúng ta có nên sử dụng hàng hoá OEM hay không? Câu trả lời là “tuỳ”, tuỳ thuộc vào thương hiệu và chất lượng của sản phẩm đó. Sau đây là những ưu điểm nhược điểm mà các thương hiệu OEM thường sở hữu.
Ưu điểm
Một số ưu điểm của hàng OEM như:
- Tiết kiệm chi phí cho thương hiệu, bởi không cần phải sở hữu những máy móc gia công đắt đỏ, thương hiệu OEM sẽ không phải tốn chi phí xây dựng, bảo trì, nhân viên cho mảng sản xuất. Vì vậy mà giá cả của những sản phẩm OEM mà công ty cung cấp ra thị trường sẽ thấp hơn những mặt hàng cùng loại, mang đến lợi ích cho người tiêu dùng.
- Hàng hoá có đủ giá cả, người đặt hàng dễ dàng đặt hàng sản phẩm từ giá rẻ tới giá đắt đỏ bởi nhà sản xuất với dây truyền, máy móc hiện đại dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhược điểm
Một số nhược điểm của hàng OEM như:
- Bởi phần gia công sản phẩm được gắn trực tiếp cho nhà sản xuất, nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhà sản xuất, nếu không kỹ càng trong chất lượng khi bàn giao, bị sai sót thì thương hiệu và người tiêu dùng bị mất đi quyền lợi nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng.
- Tạo cơ hội để làm hàng giả, hàng fake vào thị trường.
Lời kết
Phía trên là những chia sẻ của tripleR về “OEM”, hy vọng với những kiến thức phía trên bạn đọc có thể biết được ý nghĩa và nguồn gốc của các sản phẩm OEM để có những lựa chọn phù hợp với bản thân. Chúc các bạn vui vẻ và tìm được items phù hợp nhất với mình nhé.